Góc luật của bạn

"Cuộc sống vốn nhiều cạm bẫy, đồng hành cùng Góc luật để đảm bảo lợi ích tốt nhất cho bạn."

Nơi giải đáp mọi vướng mắc pháp lý cho bạn

"Không thể nào thay đổi ngày hôm qua, nhưng ngày hôm nay vẫn còn cơ hội."

Mang đến lợi ích mọi nhà

"Nghị lực bền bỉ, có thể chinh phục mọi thử thách."

Chắp cánh ước mơ bền vững

"Cuộc sống là do những gì bạn tạo nên, vẫn luôn như thế và mãi mãi như thế."

Thông tin liên hệ

Email: luatsutuvan.lawfirm@gmail.com; Hotline: 036 3815 899-0909842156

Wednesday, June 29, 2016

Thủ tục đơn phương ly hôn

Câu hỏi: Tôi kết hôn vào năm 2006, vợ chồng tôi có 1 con chung năm nay 8 tuổi. Do mâu thuẫn nên chúng tôi đã ly thân hơn 1 năm nay. Hiện tại Chồng tôi đang tạm trú ở Quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh. Tôi đang tạm trú tại Quận Củ Chi, Tp. Hồ Chí Minh. Tôi muốn ly hôn nhưng chồng tôi không đồng ý. Tôi muốn hỏi “Góc Luật Của Bạn” tôi có làm thủ tục ly hôn được không? Thực hiện thủ tục ly hôn ở đâu? Hồ sơ gồm những gì? Tôi xin cảm ơn!
Trả lời:
Chào Chị! cảm ơn Chị đã gửi câu hỏi đến “Góc Luật Của Bạn”. Đầu tiên, “Góc Luật Của Bạn” cũng mong rằng Chị sẽ suy nghĩ thật kỹ trước khi quyết định ly hôn. Với câu hỏi của Chị, “Góc Luật Của Bạn” giải đáp như sau:
Thứ nhất, Chồng chị không đồng ý, nhưng chị vẫn có thể thực hiện thủ tục ly hôn bằng cách: Đơn phương ly hôn. Theo quy định tại khoản 1, Điều 51, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014: “Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.”
Thứ hai, về thẩm quyền giải quyết ly hôn: Chị tiến hành nộp đơn tại Tòa án nhân dân Quận Thủ Đức, nơi chồng Chị đang tạm trú. Căn cứ tại điểm a, khoản 1, Điều 35, Luật tố tụng dân sự năm 2004, sửa đổi bổ sung năm 2011 như sau:
“Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác đinh như sau:
a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này;”
Thứ ba, về thành phần hồ sơ, Chị cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm:
1. Đơn khởi kiện;
2. 2 bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;
3. Bản sao y CMND, sổ hộ khẩu của 2 vợ chồng;
4. Bản sao giấy khai sinh của các con;
5. Bản sao y giấy tờ liên quan đến tài sản chung vợ chồng.
Nếu còn gì thắc mắc, Chị vui lòng liên hệ:
Email: luatsutuvan.lawfirm@gmail.com
ĐT: 0166 3815 899

Saturday, June 25, 2016

Nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động

Câu hỏi: Chào “GÓC LUẬT CỦA BẠN” Tôi là chủ của Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, tôi có sử dụng 5 người lao động ký hợp đồng xác định thời hạn 18 tháng. Vậy Công ty tôi có phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động không? Nếu công ty tôi không đóng báo hiểm xã hội cho người lao động thì bị xử lý như thế nào?

Trả lời: cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến “GÓC LUẬT CỦA BẠN”
Câu hỏi của bạn chúng tôi trả lời như sau:
Thứ nhất: Công ty bạn đã sử dụng 5 lao động ký hợp đồng lao động xác định thời hạn 18 tháng. Vậy Công ty bạn bắt buộc phải đóng bảo hiểm cho người lao động theo quy định tại điều 2 Luật BHXH năm 2014 về các trường hợp thuộc diện đóng bảo hiểm xã hội như sau:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
c) Cán bộ, công chức, viên chức;
d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
Tại Điều 21 của luật này quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động là: “ Lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ bảo hiểm xã hội, đóng, hưởng bảo hiểm xã hội; Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 86 và hằng tháng trích từ tiền lương của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội.”

Thứ hai: Trường hợp nếu công ty bạn không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động có nghĩa là công ty bạn đã vi phạm quy định pháp luật về việc đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Theo đó, công ty bạn sẽ được xử lý theo quy định tại khoản 3 điều 26 Nghị định 95/2013/ NĐ – CP quy định thì sẽ bị xử phạt như sau: 
“Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.”

Ngoài ra Công ty bạn còn phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Khoản 4 điều 26 Nghị định 93/2013/ NĐ – CP đó là:
"a) Buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này;
b) Buộc đóng số tiền lãi của số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm xã hội trong năm đối với vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này”.
Lưu ý: Từ ngày 01/07/2016 Khi Bộ luật hình sự năm 2015 có hiệu lực pháp luật thì việc không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật tại Điều 216 về “Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động”
Nếu bạn còn điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ:
Email: luatsutuvan.lawfirm@gmail.com
ĐT: 0166 3815 899.
Trân trọng!

Wednesday, June 22, 2016

Chế độ thai sản cho lao đông nữ nghỉ việc trước khi sinh

Câu hỏi:
Chào "GÓC LUẬT CỦA BẠN" tôi là công nhân của một công ty dệt có thể tai TP.HCM đã tham gia bảo hiểm xã hội được 2 năm. Hiện nay tôi đang mang Thái con đầu lòng ra tháng thứ bảy, nhưng làm tình trạng sức khỏe của tôi Diễn Diễn có thể là tốt tôi Có nghỉ việc tại công ty để THÁI DƯƠNG. Tôi muốn hỏi, trường hợp của tôi Diễn Diễn đã được Hương chế độ Thái Lan San không? Nếu hưởng THỊ tôi phải thực hiện thủ tục gì?
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn gửi câu hỏi để "GÓC LUẬT CỦA BẠN" . Trường hợp của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:
Thứ nhất: trường hợp của bạn có đủ điều kiện theo quy định tại khoản 3 Điều 31 Luật BHXH năm 2014 , làm mà dù bạn chấm dứt hợp động lao động trước khi sinh con, nhưng bạn vẫn không ảnh hưởng đến chế độ Thái sản. Theo quy định tại Điều 31 Luật BHXH năm 2014 như sau:
" Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ sản sản Thái Lan
1. Người lao động hưởng chế độ Thái Lan sản thuộc one of các hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang Thái;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang Thái hộ và người mẹ nhờ mang hộ Thái;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới tuổi 06 tháng;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh Thái, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải được đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều có đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà là trên mang Thái không nghỉ việc để dưỡng Thái theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh Có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này được chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới tháng tuổi thì hoạt động 06 là hưởng chế độ Thái Lan sản theo quy định tại Điều tất cả 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 Luật này. "
Thứ hai: Để được Hương chế độ Thái Lan sản, bạn cần phải lam những thủ tục sau:
Bạn phải nộp hồ sơ theo quy định tại khoản 1 điều 101 Luật BHXH năm 2014 và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
" Hồ sơ hưởng chế độ Thái Lan sản đối với lao động nữ sinh con bao gồm:
a) sinh Bản sao giấy khai hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;
b) Bản sao giấy chứng tử của con trong trường hợp con chết, bản sao giấy chứng tử của mẹ trong trường hợp sau khi sinh con mà tôi chết;
c) Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh Có thẩm quyền về tình trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con;
d) Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà không được CAP giấy chứng sinh;
đ) Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh Có thẩm quyền về việc lao động nữ nghỉ việc ngay cho Dương Thái chống lại trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 31 Luật này. "
Trọng thời gian chờ 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, cơ quan bảo hiểm xã hội không giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động.
Nếu còn câu hỏi gì thêm, bạn có thể liên hệ qua:
Email: luatsutuvan.lawfirm@gmail.com hoặc SĐT: 0166 3815 899
Trân trọng!

Friday, June 10, 2016

Đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài

I. Thẩm quyền
Căn cứ vào Điều 37, Luật Hộ tịch 2014 có hiệu lực ngày 1/1/2016 quy định thẩm quyền đăng ký kết hôn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện. Cụ thể:

1. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau; giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài.

2.Trường hợp người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có yêu cầu đăng ký kết hôn tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của một trong hai bên thực hiện đăng ký kết hôn.

II.Thủ tục đăng ký kết hôn
Theo quy định tại Điều 38 Luật hộ tịch 2014, Điều 30, NĐ 123/2015/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:

1.Thành phần hồ sơ:
1.1.Tờ khai theo mẫu quy định.
1.2.Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
1.3.Người nước ngoài, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài phải nộp thêm giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân, bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu đối với người nước ngoài, công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài.
1.4.Nếu bên kết hôn là công dân Việt Nam đã ly hôn hoặc hủy việc kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thì còn phải nộp bản sao trích lục hộ tịch về việc đã ghi vào sổ việc ly hôn hoặc hủy việc kết hôn theo quy định tại Khoản 2 Điều 36 của Nghị định này; nếu là công chức, viên chức hoặc đang phục vụ trong lực lượng vũ trang thì phải nộp văn bản của cơ quan, đơn vị quản lý xác nhận việc người đó kết hôn với người nước ngoài không trái với quy định của ngành đó.

2.Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, công chức làm công tác hộ tịch có trách nhiệm xác minh, nếu thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết.

3.Khi đăng ký kết hôn cả hai bên nam, nữ phải có mặt tại trụ sở Ủy ban nhân dân, công chức làm công tác hộ tịch hỏi ý kiến hai bên nam, nữ, nếu các bên tự nguyện kết hôn thì ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch. Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.

4.Chính phủ quy định bổ sung giấy tờ trong hồ sơ đăng ký kết hôn, việc phỏng vấn, xác minh mục đích kết hôn khi giải quyết yêu cầu đăng ký kết hôn; thủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho công dân Việt Nam để kết hôn với người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên.

Nếu còn gì thắc mắc, xin liên hệ:
Email: luatsutuvan.lawfirm@gmail.com
ĐT: 0166 3815 899
Trân trọng!
_________________________________________
Bài viết liên quan

-----> Thủ tục đơn phương ly hôn

Văn bản pháp luật

------> Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

Monday, June 6, 2016

Bồi thường thiệt hại khi bị nhà nước thu hồi đất và tài sản gắn liền với đất

A. Câu hỏi tình huống
Chào “GÓC LUẬT CỦA BẠN” Hộ gia đình tôi vào tháng 12/2015 bị UBND Quận, ra quyết định thu hồi đất và di dời đối với toàn bộ phần vật kiến trúc xây dựng trên đất ở. Hiện tại gia đình tôi đã tìm được chỗ ở để thay thế khi bị thu hồi đất. Tôi không muốn nhận bồi thường bằng nhà tái định cư hoặc căn hộ chung cư. Xin hỏi trường hợp này tôi yêu cầu bồi thường bằng tiền liệu có được không? Giá trị bồi thường thiệt hại về nhà, công trình xây dựng khác gắn liền với đất được tính như thế nào?

B. Trả lời
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến “GÓC LUẬT CỦA BẠN”. Về vấn đề bạn hỏi, sẽ được giải quyết như sau:

Theo quy định pháp luật tại Điều 79, Luật đất đai và khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 6, Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất như sau:

1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ở, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đang sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất tại Việt Nam khi Nhà nước thu hồi đất ở mà có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai thì việc bồi thường về đất được thực hiện như sau:
a) Trường hợp thu hồi hết đất ở hoặc phần diện tích đất ở còn lại sau thu hồi không đủ điều kiện để ở theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh mà hộ gia đình, cá nhân không còn đất ở, nhà ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất ở thu hồi thì được bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở tái định cư;
b) Trường hợp thu hồi hết đất ở hoặc phần diện tích đất ở còn lại sau thu hồi không đủ điều kiện để ở theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh mà hộ gia đình, cá nhân còn đất ở, nhà ở khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất ở thu hồi thì được bồi thường bằng tiền. Đối với địa phương có điều kiện về quỹ đất ở thì được xem xét để bồi thường bằng đất ở.
2. Trường hợp trong hộ gia đình quy định tại Khoản 1 Điều này mà trong hộ có nhiều thế hệ, nhiều cặp vợ chồng cùng chung sống trên một thửa đất ở thu hồi nếu đủ điều kiện để tách thành từng hộ gia đình riêng theo quy định của pháp luật về cư trú hoặc có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng một (01) thửa đất ở thu hồi thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào quỹ đất ở, nhà ở tái định cư và tình thực tế tại địa phương quyết định mức đất ở, nhà ở tái định cư cho từng hộ gia đình.
3. Hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này mà không có nhu cầu bồi thường bằng đất ở hoặc bằng nhà ở tái định cư thi được Nhà nước bồi thường bằng tiền.”

Do đó, trường hợp của bạn, nếu không có nhu cầu bồi thường bằng đất ở, nhà tái định cư thì Hộ gia đình bạn sẽ được bồi thường bằng tiền.
Về giá trị bồi thường thiệt hại về nhà, công trình xây dựng khác gắn liền với đất được tính theo quy định tại khoản 2, Điều 9, Nghị định 47/2014/NĐ-CP được xác định theo công thức sau:
Tgt = G1 - G1/T X T1
Trong đó:
Tgt: Giá trị hiện có của nhà, công trình bị thiệt hại;
G1: Giá trị xây mới nhà, công trình bị thiệt hại có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương do Bộ quản lý chuyên ngành ban hành;
T: Thời gian khấu hao áp dụng đối với nhà, công trình bị thiệt hại;
T1: Thời gian mà nhà, công trình bị thiệt hại đã qua sử dụng.

+ Đối với nhà, công trình xây dựng khác bị phá dỡ một phần mà phần còn lại không còn sử dụng được thì bồi thường cho toàn bộ nhà, công trình; trường hợp nhà, công trình xây dựng khác bị phá dỡ một phần, những vẫn tồn tại và sử dụng được phần còn lại thì bồi thường phần giá trị công trình bị phá dỡ và chi phí để sửa chữa, hoàn thiện phần còn lại theo tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương của nhà, công trình trước khi bị phá dỡ.

+ Đối với nhà, công trình xây dựng không đủ tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của Bộ quản lý chuyên ngành ban hành thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định mức bồi thường cụ thể cho phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.

Mọi thông tin thắc mắc xin liên hệ:
Email: luatsutuvan.lawfirm@gmail.com
ĐT: 0166 3815 899
Trân trọng!

Friday, June 3, 2016

Thời hiệu khởi kiện trong tranh chấp lao động

Tình huống
Ngày 1/4/2014 bà Hoa có ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn với Công ty A với chức danh nhân viên pháp lý.
Ngày 25/4/2014 Công ty A phát hiện thiếu tiền và cho rằng người làm thất thoát tiền là bà Hoa. Công ty A tố cáo lên công an, nhưng do không có chứng cứ nên không được giải quyết và trả hồ sơ cho công ty A. Tuy nhiên ngày 5/5/2015 Công ty A đã không cho phép Bà Hoa vào làm việc, nhưng không chịu chấm dứt hợp đồng, không trả sổ bảo hiểm cho bà Hoa. Ngày 18/06/2015 bà Hoa khởi kiện lên toà án yêu cầu giải quyết vụ việc trên. Công ty A cho rằng thời hiệu khởi kiện đã hết. Hỏi thời hiệu khởi kiện sẽ được tính như thế nào? Trường hợp này thời hiệu khởi kiện được tính như thế nào?
Trả lời
“GÓC LUẬT CỦA BẠN” chân thành cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Chúng tôi xin trả lời như sau:
1.Cách tính thời hiệu khởi kiện
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 202, Bộ Luật lao động 2013 quy định: “Thời hiệu yêu cầu toà án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.”
Tuy nhiên, thời hiệu khởi kiện sẽ thay đổi trong trường hợp quy định tại khoản 1, Điều 161 BLDS 2015 quy định thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự:
“1. Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu.
Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền hoặc nghĩa vụ dân sự của mình;
2. Chưa có người đại diện trong trường hợp người có quyền khởi kiện, người có quyền yêu cầu chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
3. Chưa có người đại diện khác thay thế hoặc vì lý do chính đáng khác mà không thể tiếp tục đại diện được trong trường hợp người đại diện của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chết.”
Thời điểm bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện được quy định tại Điểm a, Khoản 3 Điều 159 Bộ luật TTDS như sau: “Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án dân sự là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công cộng, lợi ích của nhà nước bị xâm phạm”.

2. Cách tính thời hiệu khởi kiện vụ án nêu trên:
Thời hiệu khởi kiện của vụ án nêu trên được tính là một năm kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của bà Hoa bị xâm phạm là ngày 5/5/2015.
Thời hiệu khởi kiện sẽ thay đổi trong trường hợp bà Hoa thuộc một trong các trường hợp thời gian được trừ vào thời hiệu khởi kiện nêu trên.
Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, xin liên hệ “GÓC LUẬT CỦA BẠN”:
Điện thoại: 0166 3815 899
Email: luatsutuvan.lawfirm@gmail.
__________________________________________________
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

-----> Chế độ thai sản cho lao động nữ nghỉ việc trước khi sinh.

------> Nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động.


Quyền sở hữu nhà ở của người nước ngoài

A. CÂU HỎI
Tôi là người mang quốc tịch Mỹ. Nhưng tôi có bố mẹ mang quốc tịch Việt Nam, tôi được cơ quan có thẩm quyền cho nhập cảnh vào Việt Nam. Bây giờ tôi muốn mua nhà tại Việt Nam liệu có được không? Mua bằng hình thức nào?

B. TRẢ LỜI
Lời đầu tiên, “GÓC LUẬT CỦA BẠN” xin cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Chúng tôi. Câu hỏi của bạn, Chúng tôi trả lời như sau:

Thứ nhất, bạn thuộc đối tượng sở hữu nhà ở ở Việt Nam. Vì theo quy định tại khoản 1, Điều 159, Luật nhà ở năm 2014 quy định:

“Đối tượng tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:
a) Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;
b) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức nước ngoài);
c) Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.”


Thứ hai, về hình thức sở hữu nhà ở ở Việt Nam, bạn có thể sở hữu bằng các hình thức sau:

+ Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;
+ Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.
Theo quy định tại khoản 2, Điều 159, Luật nhà ở năm 2014.


Nếu bạn có thắc mắc gì thêm. Vui lòng liên hệ: luatsutuvan.lawfirm@gmail.com

 
loading...