Góc luật của bạn

"Cuộc sống vốn nhiều cạm bẫy, đồng hành cùng Góc luật để đảm bảo lợi ích tốt nhất cho bạn."

Nơi giải đáp mọi vướng mắc pháp lý cho bạn

"Không thể nào thay đổi ngày hôm qua, nhưng ngày hôm nay vẫn còn cơ hội."

Mang đến lợi ích mọi nhà

"Nghị lực bền bỉ, có thể chinh phục mọi thử thách."

Chắp cánh ước mơ bền vững

"Cuộc sống là do những gì bạn tạo nên, vẫn luôn như thế và mãi mãi như thế."

Thông tin liên hệ

Email: luatsutuvan.lawfirm@gmail.com; Hotline: 036 3815 899-0909842156

Thursday, January 3, 2019

Mức giảm trừ gia cảnh và hồ sơ chứng minh người phụ thuộc


Mức giảm trừ gia cảnh và hồ sơ chứng minh người phụ thuộc
Bài viết liên quan:
___________________
________________________________
Căn cứ Điều 12 Nghị định 65/2013/NĐ-CP và khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định mức giảm trừ gia cảnh đối với người nộp thuế thu nhập từ tiền công, tiền lương như sau:
-                     Đối với người nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng, 108 triệu đồng/năm.
-                     Đối với mỗi người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng.
Hồ sơ chứng minh người phụ thuộc để giảm trừ gia cảnh
1.1.      Đối với con:
-           Bản chụp giấy khai sinh và CMND (nếu có).
-           Bản chụp giấy xác nhận khuyết tật (Nếu con khuyết tật).
-           Bản chụp thẻ sinh viên hoặc bản khai có xác nhận của nhà trường hoặc giấy tờ chứng minh đang học đại học, cao đẳng, trung cấp, trung học phổ thông hoặc học nghề (Con đang theo học tại các bậc học).
-           Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi hoặc nhận cha, mẹ con (Trường hợp con nuôi, con ngoài giá thú, con riêng).
1.2.      Đối với vợ hoặc chồng:
-           Bản chụp CMND.
-           Bản chụp sổ hộ khẩu chứng minh được quan hệ vợ chồng hoặc Giấy đăng ký kết hôn.
-           Giấy tờ chứng minh không có khả năng lao động, Giấy xác nhận khuyết tật (trường hợp khuyết tật) hoặc bản chụp hồ sơ bệnh án.
1.3.      Đối với Cha mẹ (Cha mẹ đẻ, vợ/chồng, cha dượng, mẹ kế, cha mẹ nuôi hợp pháp:
-           Bản chụp CMND.
-           Bản chụp sổ hộ khẩu, giấy khai sinh hoặc quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con để xác định mối quan hệ phụ thuộc.
-           Giấy tờ chứng minh không có khả năng lao động, Giấy xác nhận khuyết tật (trường hợp khuyết tật) hoặc bản chụp hồ sơ bệnh án.
1.4.      Anh/Chị/Em ruột, ông/bà nội ngoại, cô/gì/cậu/chú/bác ruột, cháu ruột, người phải trực tiếp nuôi dưỡng khác:
-           Bản chụp CMND.
-           Giấy tờ xác nhận trách nhiệm nuôi dưỡng: Bản chụp giấy tờ xác định nghĩa vụ nuôi dưỡng, Sổ hộ khẩu (nếu cùng sổ hộ khẩu), Đăng ký tạm trú của người phụ thuộc (nếu không cùng hộ khẩu), Bản tự khai.
-           Giấy tờ chứng minh không có khả năng lao động, Giấy xác nhận khuyết tật (trường hợp khuyết tật) hoặc bản chụp hồ sơ bệnh án.

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ: 0909842156 – luatsutuvan.lawfirm@gmail.com

Wednesday, January 2, 2019

Xử phạt vận chuyển hàng hóa trên đường không có hóa đơn


Xử phạt vận chuyển hàng hóa trên đường không có hóa đơn

Văn bản liên quan
________________
1. Quy chế về cấp phép xuất khẩu hàng hóa
2. Thời điểm xuất hóa đơn GTGT
______________________

Căn cứ khoản 4 Điều 38 Nghị định 109/2014/NĐ-CP quy định về việc xử phạt đối với hành vi không lập hóa đơn bán hàng như sau:
“4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:
b) Không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ có giá trị thanh toán từ 200.000 đồng trở lên cho người mua theo quy định. Cùng với việc bị xử phạt, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải lập hóa đơn giao cho người mua.”
Căn cứ khoản 5 Điều 44 Nghị định 109/2014/NĐ-CP quy định “5. Hàng hóa vận chuyển trên đường không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp khi cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, phát hiện hành vi vi phạm thì ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn theo quy định tại Nghị định này, người nộp thuế còn bị xử phạt về hành vi trốn thuế theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.”
Hành vi vận chuyển hàng hóa trên đường không có hóa đơn ngoài bị xử phạt như trên còn bị xem là hành vi trốn thuế, gian lận thuế và bị xử phạt căn cứ theo Điều 13 Thông tư 166/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 quy định chi tiết về xử lý vi phạm hành chính về thuế như sau:
“Điều 13. Xử phạt đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế
Người nộp thuế có hành vi trốn thuế, gian lận thuế theo quy định của pháp luật bị xử phạt theo số lần tính trên số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận như sau:
1.                  Phạt tiền 1 lần tính trên số thuế trốn, số thuế gian lận đối với người nộp thuế vi phạm lần đầu (trừ các trường hợp bị xử phạt đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu thuế tại Khoản 1 Điều 12 Thông tư này) hoặc vi phạm lần thứ hai mà có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên khi có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
.......
m) Hàng hóa vận chuyển trên đường không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp.
......”
Tùy theo số lần vi phạm và mức độ vi phạm, người nộp thuế có hành vi trốn thuế, gian lận thuế sẽ bị xử phạt theo mức độ khác nhau.


Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ: 0909842156 - luatsutuvan.lawfirm@gmail.com

 
loading...