Góc luật của bạn

"Cuộc sống vốn nhiều cạm bẫy, đồng hành cùng Góc luật để đảm bảo lợi ích tốt nhất cho bạn."

Nơi giải đáp mọi vướng mắc pháp lý cho bạn

"Không thể nào thay đổi ngày hôm qua, nhưng ngày hôm nay vẫn còn cơ hội."

Mang đến lợi ích mọi nhà

"Nghị lực bền bỉ, có thể chinh phục mọi thử thách."

Chắp cánh ước mơ bền vững

"Cuộc sống là do những gì bạn tạo nên, vẫn luôn như thế và mãi mãi như thế."

Thông tin liên hệ

Email: luatsutuvan.lawfirm@gmail.com; Hotline: 036 3815 899-0909842156

Friday, September 30, 2016

Mẫu đơn khởi kiện

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN KHỞI KIỆN

Kính gửi: TÒA ÁN NHÂN DÂN ……………………...

Họ tên người khởi kiện:
Ông/bà…………………….                        Sinh năm: ……………………..
CMND số: ……………………………..
Địa chỉ: ……………………………..
Họ tên người bị kiện:
Ông/bà: ………………                    Sinh năm: ……………..
CMND số: ………………….
Địa chỉ: …………………………….
NỘI DUNG VỤ VIỆC
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................

Nay bằng văn bản này, tôi kính mong Quý tòa xem xét, giải quyết ...........................................................................................................................................................................................................................  để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tôi bị xâm phạm.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

..........................., ngày…..tháng…..năm............
Người làm đơn
……………………….
Đính kèm:
1.    ………………..

2.    …………….. 

Thursday, September 29, 2016

Hoạt động cho thuê tài chính và Thủ tục đăng ký hợp đồng cho thuê tài chính

1.                    Hoạt động cho thuê tài chính
Căn cứ Điều 113, Luật tổ chức tín dụng năm 2010 quy định như sau:
“Điều 113. Hoạt động cho thuê tài chính
Hoạt động cho thuê tài chính là việc cấp tín dụng trung hạn, dài hạn trên cơ sở hợp đồng cho thuê tài chính và phải có một trong các điều kiện sau đây:
1. Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê được nhận chuyển quyền sở hữu tài sản cho thuê hoặc tiếp tục thuê theo thỏa thuận của hai bên;
2. Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê được quyền ưu tiên mua tài sản cho thuê theo giá danh nghĩa thấp hơn giá trị thực tế của tài sản cho thuê tại thời điểm mua lại;
3. Thời hạn cho thuê một tài sản phải ít nhất bằng 60% thời gian cần thiết để khấu hao tài sản cho thuê đó;
4. Tổng số tiền thuê một tài sản quy định tại hợp đồng cho thuê tài chính ít nhất phải bằng giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng.”
___________________________________
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
______________________________________

2.                  Hợp đồng cho thuê tài chính:
Hợp đồng cho thuê tài chính phải được đăng ký theo quy định tại Điều 24, Nghị định 39/2014/NĐ-CP hoạt động của công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính: “Điều 24. Đăng ký hợp đồng cho thuê tài chính: Việc đăng ký hợp đồng cho thuê tài chính thực hiện theo quy định của pháp luật.”

Thẩm quyền đăng ký
-                 Đăng ký trực tuyến: thực hiện thông qua hệ thống đăng ký trực tuyến thuộc Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm của Bộ Tư pháp theo quy định tại Điều 1, thông tư 22/2010/TT-BTP và khoản 1, Điều 2, thông tư 08/2014/TT-BTP: “đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm, hợp đồng mua trả chậm, trả dần có bảo lưu quyền sở hữu của bên bán, hợp đồng thuê tài sản, hợp đồng cho thuê tài chính và hợp đồng chuyển giao quyền đòi nợ, thông báo việc kê biên tài sản thi hành án và cung cấp thông tin về tài sản kê biên qua hệ thống đăng ký trực tuyến thuộc Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm của Bộ Tư pháp”.
-                  Đăng ký trực tiếp, bưu điện, fax, thư điện tử: Thẩm quyền của cơ quan đăng ký hợp đồng cho thuê tài chính được quy định tại Điều 4 Thông tư số 05/2011/TT-BTP, Điều 1 thông tư 08/2014/TT-BTP và Cổng thông tin điện tử Sở tư pháp TP. Hồ Chí Minh cụ thể là:
+ Trung tâm Đăng ký có thẩm quyền đăng ký, cung cấp thông tin về hợp đồng cho thuê tài chính theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức trong phạm vi cả nước, không phân biệt thẩm quyền theo địa giới hành chính nơi Trung tâm Đăng ký đặt trụ sở;
+ Cá nhân, tổ chức có quyền lựa chọn một trong các Trung tâm Đăng ký thực hiện việc đăng ký, cung cấp thông tin về hợp đồng cho thuê tài chính;
+ Việc đăng ký và cung cấp thông tin về hợp đồng cho thuê tài chính tại các Trung tâm Đăng ký có giá trị pháp lý như nhau.

Về trình tự, thủ tục đăng ký hợp đồng cho thuê tài chính
Việc đăng ký hợp đồng cho thuê tài chính được thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Người yêu cầu đăng ký nộp Đơn yêu cầu đăng ký
Bước 2: Trung tâm Đăng ký kiểm tra tính hợp lệ của Đơn;
Bước 3: Chứng nhận nội dung đăng ký và trả kết quả cho người yêu cầu đăng ký.

Nếu còn vấn đề gì thắc mắc vui lòng liên hệ:
Email: luatsutuvan.lawfirm@gmail.com

Wednesday, September 28, 2016

Cho thuê tài chính là gì?

Quy định pháp luật về cho thuê tài chính
1.                  Định nghĩa
Theo quy định tại khoản 7, Điều 3, Nghị định 39/2014/NĐ-CP hướng dẫn về hoạt động của công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính như sau: “Cho thuê tài chính là hoạt động cấp tín dụng trung hạn, dài hạn trên cơ sở hợp đồng cho thuê tài chính giữa bên cho thuê tài chính với bên thuê tài chính. Bên cho thuê tài chính cam kết mua tài sản cho thuê tài chính theo yêu cầu của bên thuê tài chính và nắm giữ quyền sở hữu đối với tài sản cho thuê tài chính trong suốt thời hạn cho thuê. Bên thuê tài chính sử dụng tài sản thuê tài chính và thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê quy định trong hợp đồng cho thuê tài chính.”
Các định nghĩa liên quan:
Tài sản cho thuê tài chính (sau đây gọi tắt là tài sản cho thuê) là máy móc, thiết bị hoặc tài sản khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn cụ thể các loại tài sản cho thuê trong từng thời kỳ.
Bên cho thuê tài chính (sau đây gọi tắt là bên cho thuê) là công ty cho thuê tài chính, công ty tài chính. Bên cho thuê cũng giống như người cho vay.
Bên thuê là các tổ chức hoạt động tại Việt Nam, cá nhân sinh sống làm việc tại Việt Nam, trực tiếp sử dụng tài sản thuê cho mục đích kinh doanh của mình. Bên đi thuê cũng giống như người đi vay,
Nhà cung cấp: Là các doanh nghiệp mà sản phẩm của họ là đối tượng của bên đi thuê cần sử dụng.
2.                  Đặc trưng của cho thuê tài chính:
- Cho thuê tài chính là một dạng cho thuê tài sản, nhưng khác về căn bản so với các loại cho thuê tài sản khác là có sự chuyển dịch về cơ bản các rủi ro và các lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản thuê.
- Xét dưới hình thức cấp vốn, cho thuê tài chính là một hoạt động tín dụng trung hạn, dài hạn trên cơ sở hợp đồng cho thuê tài sản (tài sản này có thể là máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển, động sản khác...) giữa bên cho thuê là công ty cho thuê tài chính (tổ chức tín dụng phi ngân hàng) với khách hàng thuê (khách hàng có nhu cầu thuê thường là các doanh nghiệp, các bên đối tác trong liên kết kinh tế).
- Trong thời hạn thuê, Hợp đồng cho thuê tài chính là hợp đồng không hủy ngang, được ký giữa bên cho thuê và bên thuê về việc cho thuê tài chính đối với một hoặc một số tài sản cho thuê.
- Công ty cho thuê tài chính giữ quyền sở hữu tài sản cho thuê, bên thuê có nghĩa vụ nộp tiền thuê (tiền trích khấu hao tài sản cho thuê) cho công ty cho thuê tài chính. Khi kết thúc thời hạn thuê, khách hàng mua lại hoặc tiếp tục thuê tài sản đó theo các thỏa thuận trong hợp đồng thuê.

- Loại hình cho thuê tài chính có lợi thế là người thuê không cần bỏ toàn bộ số tiền ra một lúc để có máy móc, thiết bị, đồng thời cũng không cần phải thế chấp tài sản như trong các giao dịch vay vốn khác; bên đi thuê tài chính không phải chịu những rủi ro do sự mất giá của tài sản, hao mòn tự nhiên...

______________________________________________
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Còn vấn đề gì thắc mắc vui lòng liên hệ:
Email: luatsutuvan.lawfirm@gmail.com
ĐT: 0166 3815 899.

Tuesday, September 27, 2016

Công chức có được thành lập Công ty TNHH

Câu hỏi: Chào “GÓC LUẬT CỦA BẠN”  tôi hiện đang là một công chức làm việc tại cơ quan nhà nước. Tôi muốn thành lập một công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên kinh doanh mặt hàng đồ gốm để tăng thêm thu nhập. Vậy theo quy định của pháp luật hiện hành tôi có được thành lập công ty hay không?
_______________________________________
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Trả lời: Lời đầu tiên, “Góc luật của bạn” gửi lời cảm ơn chân thành vì bạn đã tin tưởng và đồng hành cùng “Góc luật của bạn”. Câu hỏi của bạn, Chúng tôi trả lời như sau:
Căn cứ khoản 2, Điều 18, Luật doanh nghiệp năm 2014:
2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;
d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.
Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh.”
Căn cứ điểm b, khoản 1, Điều 37, Luật phòng chống tham nhũng năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2012 thì cán bộ công chức không được làm:
b) Thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;”
Vậy bạn là công chức thì bạn không được phép thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn.
Nếu bạn còn gì thắc mắc, vui lòng liên hệ:
Email: luatsutuvan.lawfirm@gmail.com
ĐT: 0166 3815 899.
Trân trọng!


Tuesday, September 13, 2016

Pháp luật về quyền sở hữu nhà ở của cá nhân, tổ chức nước ngoài

1.      Đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam và hình thức sở hữu nhà ở
Căn cứ Điều 159, Luật nhà ở 2014 quy định:
Điều 159. Đối tượng được sở hữu nhà ở và hình thức sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài
1. Đối tượng tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:
a) Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;
b) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức nước ngoài);
c) Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.
2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua các hình thức sau đây:
a) Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;
b) Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.
Khoản 2, Điều 161, Luật nhà ở 2014 quy định:
2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 159 của Luật này có các quyền của chủ sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam nhưng phải tuân thủ các quy định sau đây:
a) Chỉ được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu không quá 30% số lượng căn hộ trong một tòa nhà chung cư; nếu là nhà ở riêng lẻ bao gồm nhà biệt thự, nhà ở liền kề thì trên một khu vực có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường chỉ được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu không quá hai trăm năm mươi căn nhà.
Trường hợp trong một khu vực có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường mà có nhiều nhà chung cư hoặc đối với nhà ở riêng lẻ trên một tuyến phố thì Chính phủ quy định, cụ thể số lượng căn hộ, số lượng nhà ở riêng lẻ mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu;
b) Trường hợp được tặng cho, được thừa kế nhà ở không thuộc diện quy định tại điểm b khoản 2 Điều 159 của Luật này hoặc vượt quá số lượng nhà ở quy định tại điểm a khoản này thì chỉ được hưởng giá trị của nhà ở đó;
c) Đối với cá nhân nước ngoài thì được sở hữu nhà ở theo thỏa thuận trong các giao dịch hợp đồng mua bán, thuê mua, tặng cho nhận thừa kế nhà ở nhưng tối đa không quá 50 năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận và có thể được gia hạn thêm theo quy định của Chính phủ nếu có nhu cầu; thời hạn sở hữu nhà ở phải được ghi rõ trong Giấy chứng nhận.
Trường hợp cá nhân nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam hoặc kết hôn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì được sở hữu nhà ở ổn định, lâu dài và có các quyền của chủ sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam;
d) Đối với tổ chức nước ngoài thì được sở hữu nhà ở theo thỏa thuận trong các giao dịch hợp đồng mua bán, thuê mua, tặng cho, nhận thừa kế nhà ở nhưng tối đa không vượt quá thời hạn ghi trong Giấy chứng nhận đầu tư cấp cho tổ chức đó, bao gồm cả thời gian được gia hạn thêm; thời hạn sở hữu nhà ở được tính từ ngày tổ chức được cấp Giấy chứng nhận và được ghi rõ trong Giấy chứng nhận này;
đ) Trước khi hết hạn sở hữu nhà ở theo quy định của Luật này, chủ sở hữu có thể tặng cho hoặc bán nhà ở này cho các đối tượng thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam; nếu quá thời hạn được sở hữu nhà ở mà chủ sở hữu không thực hiện bán, tặng cho thì nhà ở đó thuộc sở hữu nhà nước.
2. Điều kiện cá nhân, tổ chức được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
Căn cứ Điều 160, Luật nhà ở năm 2014 quy định:
Điều 160. Điều kiện tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
1. Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại điểm a khoản 1 Điều 159 của Luật này thì phải có Giấy chứng nhận đầu tư và có nhà ở được xây dựng trong dự án theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
2. Đối với tổ chức nước ngoài quy định tại điểm b khoản 1 Điều 159 của Luật này thì phải có Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ liên quan đến việc được phép hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận đầu tư) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
3. Đối với cá nhân nước ngoài quy định tại điểm c khoản 1 Điều 159 của Luật này thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam và không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định của pháp luật.
4. Chính phủ quy định chi tiết giấy tờ chứng minh đối tượng, điều kiện tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Về các giấy tờ chứng minh đối tượng, điều kiện tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam được quy định tại Điều 74, nghị định 99/2015/NĐ – CP như sau:
Điều 74. Giấy tờ chứng minh đối tượng và điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
1. Đối với cá nhân nước ngoài thì phải có hộ chiếu còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam và không thuộc diện được quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao theo quy định của Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan Đại diện ngoại giao, cơ quan Lãnh sự và cơ quan Đại diện của Tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
2. Đối với tổ chức nước ngoài thì phải thuộc đối tượng quy định tại Điều 159 của Luật Nhà ở và có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép hoạt động tại Việt Nam còn hiệu lực tại thời điểm ký kết các giao dịch về nhà ở (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư).”
3. Thời hạn sở hữu nhà ở
Căn cứ khoản 2, 3, 4 Điều 7, nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định như sau:
2. Tổ chức nước ngoài quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 159 của Luật Nhà ở được sở hữu nhà ở tối đa không vượt quá thời hạn ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cấp cho tổ chức đó. Khi hết hạn sở hữu nhà ở ghi trong Giấy chứng nhận, nếu chủ sở hữu có nhu cầu gia hạn thêm thì được Nhà nước xem xét, gia hạn thêm theo quy định tại Điều 77 của Nghị định này; trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư không ghi thời hạn thì trong Giấy chứng nhận cấp cho chủ sở hữu cũng được ghi không thời hạn.
Trường hợp tổ chức nước ngoài bị phá sản, giải thể hoặc chấm dứt hoạt động trước thời hạn sở hữu nhà ở quy định tại Khoản này hoặc bị Nhà nước Việt Nam thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ cho phép hoạt động tại Việt Nam thì việc xử lý nhà ở này được thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 của Nghị định này; trường hợp trong thời hạn sở hữu nhà ở mà tổ chức nước ngoài chuyển thành tổ chức trong nước thông qua việc sáp nhập hoặc chuyển vốn theo quy định của pháp luật thì tổ chức này được sở hữu nhà ở ổn định lâu dài.
3. Cá nhân nước ngoài quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 159 của Luật Nhà ở được sở hữu nhà ở tối đa không quá 50 năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận; khi hết thời hạn sở hữu nhà ở ghi trong Giấy chứng nhận, nếu chủ sở hữu có nhu cầu gia hạn thêm thì được Nhà nước xem xét, gia hạn thêm theo quy định tại Điều 77 của Nghị định này.
4. Trường hợp trước khi hết hạn sở hữu nhà ở mà tổ chức, cá nhân nước ngoài bán hoặc tặng cho nhà ở thì người mua, người được tặng cho được sở hữu nhà ở theo quy định sau đây:
a) Trường hợp bán hoặc tặng cho nhà ở cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì bên mua, bên nhận tặng cho được sở hữu nhà ở ổn định lâu dài;
b) Trường hợp bán hoặc tặng cho nhà ở cho tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì bên mua, bên nhận tặng cho chỉ được sở hữu nhà ở trong thời hạn còn lại; khi hết thời hạn sở hữu còn lại mà chủ sở hữu có nhu cầu gia hạn thêm thì được Nhà nước xem xét, gia hạn thêm theo quy định tại Điều 77 của Nghị định này;

c) Bên bán, bên tặng cho nhà ở phải nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính cho Nhà nước Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.
---------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------
VĂN BẢN PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

 
loading...