Friday, June 3, 2016

Thời hiệu khởi kiện trong tranh chấp lao động

Tình huống
Ngày 1/4/2014 bà Hoa có ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn với Công ty A với chức danh nhân viên pháp lý.
Ngày 25/4/2014 Công ty A phát hiện thiếu tiền và cho rằng người làm thất thoát tiền là bà Hoa. Công ty A tố cáo lên công an, nhưng do không có chứng cứ nên không được giải quyết và trả hồ sơ cho công ty A. Tuy nhiên ngày 5/5/2015 Công ty A đã không cho phép Bà Hoa vào làm việc, nhưng không chịu chấm dứt hợp đồng, không trả sổ bảo hiểm cho bà Hoa. Ngày 18/06/2015 bà Hoa khởi kiện lên toà án yêu cầu giải quyết vụ việc trên. Công ty A cho rằng thời hiệu khởi kiện đã hết. Hỏi thời hiệu khởi kiện sẽ được tính như thế nào? Trường hợp này thời hiệu khởi kiện được tính như thế nào?
Trả lời
“GÓC LUẬT CỦA BẠN” chân thành cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Chúng tôi xin trả lời như sau:
1.Cách tính thời hiệu khởi kiện
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 202, Bộ Luật lao động 2013 quy định: “Thời hiệu yêu cầu toà án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.”
Tuy nhiên, thời hiệu khởi kiện sẽ thay đổi trong trường hợp quy định tại khoản 1, Điều 161 BLDS 2015 quy định thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự:
“1. Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu.
Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền hoặc nghĩa vụ dân sự của mình;
2. Chưa có người đại diện trong trường hợp người có quyền khởi kiện, người có quyền yêu cầu chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
3. Chưa có người đại diện khác thay thế hoặc vì lý do chính đáng khác mà không thể tiếp tục đại diện được trong trường hợp người đại diện của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chết.”
Thời điểm bắt đầu tính thời hiệu khởi kiện được quy định tại Điểm a, Khoản 3 Điều 159 Bộ luật TTDS như sau: “Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án dân sự là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công cộng, lợi ích của nhà nước bị xâm phạm”.

2. Cách tính thời hiệu khởi kiện vụ án nêu trên:
Thời hiệu khởi kiện của vụ án nêu trên được tính là một năm kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của bà Hoa bị xâm phạm là ngày 5/5/2015.
Thời hiệu khởi kiện sẽ thay đổi trong trường hợp bà Hoa thuộc một trong các trường hợp thời gian được trừ vào thời hiệu khởi kiện nêu trên.
Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, xin liên hệ “GÓC LUẬT CỦA BẠN”:
Điện thoại: 0166 3815 899
Email: luatsutuvan.lawfirm@gmail.
__________________________________________________
BÀI VIẾT LIÊN QUAN

-----> Chế độ thai sản cho lao động nữ nghỉ việc trước khi sinh.

------> Nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động.


0 comments:

Post a Comment

 
loading...