Câu hỏi: Chào
"Góc luật của bạn", Hiện tại tôi đang muốn thuê một căn nhà để ở và
thuê một thửa đất để trồng rau sạch. Do căn nhà và thửa đất này là của Anh trai
tôi, nên tôi và Anh trai không muốn ra công chứng, chứng thực mà chỉ ký hợp đồng
bằng giấy tay. Như vậy có vi phạm quy định pháp luật không?
Trả lời:
Lời
đầu tiên, "Góc luật của bạn"
gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý khách hàng đã luôn tin tưởng gửi câu hỏi đến
chúng tôi. Câu hỏi của Quý khách hàng chúng tôi trả lời như sau:
Thứ nhất, đối với hợp đồng
cho thuê nhà ở, Quý khách hàng phải tuân thủ quy định của Luật nhà ở năm 2014.
Căn
cứ khoản 2, Điều 122, Luật nhà ở 2014 quy định về công chứng, chứng thực hợp đồng
và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng về nhà ở:
"2. Đối với
trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương; mua bán, cho thuê
mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục
vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; cho thuê, cho mượn,
cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực
hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.
Đối với các giao
dịch quy định tại khoản này thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là do các
bên thỏa thuận; trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thời điểm có hiệu lực
của hợp đồng là thời điểm ký kết hợp đồng."
Do
đó hợp đồng thuê nhà ở giữa Quý khách hàng và Anh trai không cần phải công chứng
vẫn có hiệu lực pháp luật.
Thứ hai, đối với hợp đồng
cho thuê đất, Quý khách hàng phải tuân thủ quy định của Luật đất đai năm 2013.
Căn
cứ Khoản 3, Điều 167, Luật đất đai năm 2013 quy định về việc công chứng, chứng
thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện
như sau:
"b) Hợp đồng
cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền
với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng
quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn
liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động
kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các
bên;"
Tuy nhiên, khi thực hiện
việc ký kết hợp đồng, giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất và tài sản gắn
liền với đất, Quý khách hàng phải chú ý đến chủ thể ký kết của hợp đồng để đảm
bảo hợp đồng có hiệu lực. Cụ thể:
Căn
cứ Điều 64, nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định như sau:
"1. Hợp đồng,
văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của
hộ gia đình phải được người có tên trên Giấy chứng nhận hoặc người được ủy quyền
theo quy định của pháp luật về dân sự ký tên.
2. Hợp đồng, văn
bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của
nhóm người sử dụng đất, nhóm chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất phải được tất
cả các thành viên trong nhóm ký tên hoặc có văn bản ủy quyền theo quy định của
pháp luật về dân sự, trừ trường hợp các chủ sở hữu căn hộ cùng sử dụng chung thửa
đất trong nhà chung cư."
Đối
với Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình,
căn cứ khoản 5, Điều 14, Thông tư 02/2015/TT-BTNMT quy định: "5. Người có tên trên Giấy chứng nhận
hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự quy định tại Khoản
1 Điều 64 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP chỉ được thực hiện việc ký hợp đồng,
văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất
khi đã được các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất đồng ý bằng văn bản và
văn bản đó đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật."
Do
đó, khi ký kết hợp đồng thuê nhà và thuê đất, Quý khách hàng không phải công chứng,
tuy nhiên khi ký kết Quý khách hàng cần kiểm tra chủ thể ký kết có đúng thẩm
quyền không để giao dịch có hiệu lực.
Nếu
còn vẫn đề gì thắc mắc, vui lòng liên hệ:
ĐT:
0166 3815 899
Email:
luatsutuvan.lawfirm@gmail.com
Trân
trọng!
0 comments:
Post a Comment